ANNUAL REVIEW – ĐÁNH GIÁ HÀNG NĂM
Mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng, cuộc sống của chúng ta sẽ thay đổi. Sức khỏe tốt hơn hay kém đi, gia đình có thêm thành viên mới, việc kinh doanh thay đổi, v.v...
Mỗi năm lạm phát lại tăng cao, giá cả cho các dịch vụ thay thế khi bạn vắng mặt cũng sẽ tăng.
Đó là lý do mà bạn
nên đánh giá lại tất cả các giấy tờ, hợp đồng mỗi năm, xem hợp đồng nào cần
thay đổi hay giữ nguyên.
Nếu bạn không thể
đánh giá hợp đồng bảo hiểm mỗi năm thì bạn cần làm việc này khi có các sự kiện quan trọng xảy ra:
- Gia đình có thêm thành viên mới.
- Bạn thay đổi công việc
- Bạn bắt đầu việc kinh doanh mới.
- Bạn mới có khoản nợ mới.
- Sức khỏe của người thân trong gia đình đi xuống. Có thể là ba mẹ yếu đi và đến ở chung với bạn hoặc ở viện dưỡng lão gần đó.
- Sự thay đổi về tình trạng hôn nhân
- Con cái đã lớn và tự lập
- Bạn vừa mua nhà
- Có thành viên trong gia đình vừa mất
4 yếu tố bạn cần xem xét khi đánh giá hợp đồng:
Số tiền bảo hiểm (coverage amount),
Danh sách người thừa kế (beneficiaries),
Loại hình hợp đồng (type of policy),
Công ty bảo hiểm(Insurance carrier).
Dưới đây là các câu hỏi chi tiết để bạn có thể tự xem xét hợp đồng mỗi năm
Insurance Coverage- Số tiền bảo hiểm
Với hợp đồng bảo
hiểm, bạn cần xem xét xem mình đã có đủ bảo hiểm chưa, loại bảo hiểm bạn đang
mua hiện giờ có phù hợp với nhu cầu của bạn nữa không.
1.
Người
được bảo hiểm là ai?
2.
Người
được bảo hiểm có thu nhập trước thuế (gross income) hiện nay là bao nhiêu? (A)
3.
Người
được bảo hiểm có phải là người tạo ra thu nhập chính trong nhà hay không?
4.
Số tiền
bảo hiểm nên tương đương với khoảng10 lần thu nhập trước thuế. A x 10= ____________
5.
Số tiền
bảo hiểm hiện giờ có đủ chi trả cho các khoản sau không?
A.
Nợ:
a. Nợ vay mua nhà
b. Nợ thẻ tín dụng
c. Nợ mua xe
d. Nợ khác:
B.
Các dự
định tương lai:
a. Quỹ học phí đại học cho con (College fund): Số tiền x (số con của bạn)
b. Đám cưới của con:
c. Bạn có định giúp con cái mua nhà/ xe?
C.
Bạn
có nghĩa vụ giúp đỡ gia đình lớn của mình không? Nếu có thì mỗi tháng/ mỗi năm
là bao nhiêu?
D.
Nếu
ly hôn, thì bạn có nghĩa vụ chu cấp cho con cái là bao nhiêu?
E.
Chi
phí sinh hoạt mỗi năm gia đình bạn cần là:
F.
Các dịch
vụ cần thuê người khác nếu như bạn không có mặt:
a. Trông trẻ
b. Nấu nướng
c. Giặt giũ
d. Cắt cỏ
e. Chi phí sửa nhà mỗi năm
f. Các chi phí khác
G.
Thuế
mỗi năm:
a. Thuế nhà
b. Thuế tài sản (thuế xe)
Trong nhà còn có
ai có bảo hiểm nữa không?
Tổng số tiền bảo hiểm
có đủ cho người thừa hưởng nếu như cả hai đều không còn ở trên đời?
Nếu như bạn không tạo ra thu nhập chính, bạn chỉ ở nhà giữ con, vậy bạn đã có bảo hiểm chưa?
Tại sao?
Dù bạn chỉ ở nhà giữ con, không tạo ra tiền nhưng
bạn vẫn cung cấp các dịch vụ 24/7. Nếu như bạn không còn, các dịch vụ bạn cung
cấp phải được thuê ở ngoài để đảm bảo người còn sống có thể đi làm. Các dịch vụ
mà bạn cung cấp bao gồm:
a. Nấu nướng (3-5 lần/ ngày)
b. Giặt giũ (2-5 lần/ tuần)
c. Dọn dẹp nhà cửa (mỗi ngày/ tuần/ tháng)
d. Đi chợ
e. Uber – đưa đón con đi học, đưa đi bác sĩ
f. Event planner – tổ chức sinh nhật
g. Tắm rửa cho con
h. Gia sư kèm con học
i. Các dịch vụ khác (ôm ấp, nghe con tâm sự, tư vấn cho con).
Bạn có bảo hiểm
thì nếu khi bạn mất, con của bạn mới được bảo đảm các dịch vụ này.
Beneficiaries- Người thừa kế
Thầy của tôi có kể lại kinh nghiệm của thầy khi thầy xem xét lại hợp đồng bảo hiểm cho một khách hàng tiềm năng.
Lúc nhìn danh sách người thừa kế, ông chồng đã tái mặt trước mặt người vợ hiện tại khi tên người thừa kế là vợ trước, đã ly hôn rất lâu trước đó.
Danh sách không có tên người vợ và con hiện tại. Nếu hợp đồng này không
được xem lại, thì nếu ông chồng mất đi, vợ và con hiện tại sẽ không nhận được
tiền thừa kế để chuẩn bị cho cuộc sống của mình.
Do đó, bạn cần
cân nhắc danh sách thừa kế khi xem xét hợp đồng mỗi năm. Và với hợp đồng bảo hiểm,
việc thay đổi tên người thừa kế hoặc thêm vào, bỏ ra rất dễ dàng.
Trả lời các
câu hỏi sau để xem bạn có
cần thay đổi gì trong danh sách thừa kế hay không?
- Bạn có cần thay đổi tên người thừa kế không?
- Nếu trong gia đình bạn có thêm thành viên mới, bạn có định thêm tên thành viên mới vào danh sách người thừa kế không?
- Bạn có cần thay đổi địa chỉ, thông tin liên lạc của người thừa kế hay không?
- Bạn có cần thay đổi số lượng tiền thừa kế hay không?
- Bạn có muốn quyên tặng một phần tiền thừa kế cho tổ chức từ thiện nào hay không?
Bạn có thể đọc thêm bài viết về Người thừa hưởng ở đây.
Type of Policy – Loại hình hợp đồng
Bảo hiểm bạn đang
có là loại hình gì?
Nó còn phù hợp cho
các nhu cầu tương lai của bạn không?
Hợp đồng có các lựa chọn khác hỗ trợ cho các nhu cầu tương lai không?
Chẳng hạn như nhu cầu chăm sóc dài hạn, hay khi bạn gặp các bệnh nặng, v.v... Nếu hợp đồng của bạn không có các lựa chọn này thì bạn cần phải cập nhật.
Bảo hiểm có kỳ hạn (Term) là loại rẻ nhất trong thời hạn ngắn.
- Nó đem lại sự bảo vệ cho gia đình nếu bạn lo lắng về mức phí.
- Nó có thể chuyển đổi qua loại hình bảo hiểm trọn đời.
- Bảo hiểm có kỳ hạn mang tính chất tạm thời trong một thời gian cố định. Nó sẽ hết hiệu lực nếu bạn không gia hạn (renew) khi hợp đồng hết hạn. Nếu gia hạn thì mức phí có thể cao. Và nếu lúc đó mới mua bảo hiểm mới thì có thể sẽ khó khăn vì sức khỏe đã không còn tốt như lúc trước.
- Bảo hiểm nhân thọ mua ở công ty thường là có kỳ hạn. Nếu bạn có bảo hiểm từ công ty và bạn nghỉ việc thì bảo hiểm đó sẽ không còn.
Bảo hiểm trọn đời (permanent: IUL, Whole, UL)sẽ cho phép bạn:
- Tích lũy và đầu tư tài khoản giá trị tiền mặt.- Thiết kế hợp đồng tùy theo nhu cầu của bạn.
- Thời gian đóng phí bảo hiểm cũng có thể ngắn hay dài tùy theo bạn.
Tuy nhiên, bảo hiểm
trọn đời thường được xem là đắt và phức tạp, nên bạn cần phải xem xét đánh giá thường
xuyên.
Insurance carrier – Công ty bảo hiểm
Bạn cũng cần đánh
giá công ty bảo hiểm hiện tại của mình.
Tình hình tài chính
của công ty hiện tại thế nào?
Bạn có thể xem xét
bảng xếp hạng tài chính của công ty theo các chỉ số A.M Best, Fitch Ratings, Moody’s
Investor Services và Standard & Poor’s.
Nếu công ty bảo hiểm bạn mua nằm trong danh sách bình chọn tốt của A.M Best, bạn có thể yên tâm rằng khi có việc bất trắc xảy ra, công ty bảo hiểm ấy có đủ khả năng chi trả cho gia đình bạn.
Việc đánh giá lại hợp đồng mỗi năm cũng như các giấy tờ tài sản khác của bạn là việc cần phải làm. Bạn không muốn khi việc bất trắc xảy ra, số tiền được đền bù không đủ không tương ứng với nhu cầu của mình.
Ha Le, CRPC™
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét