Thứ Tư, 28 tháng 9, 2022

Câu chuyện tháng 9/2022

 


The English version is here.

"Nếu bạn biết rằng ngày mai mình sẽ chết, bạn sẽ làm gì?"

Thời gian trước đây, có người bạn hỏi tôi câu hỏi trên.

Tôi đứng hình.

"Ngày mai tôi chết," đột nhiên tôi thấy hoảng hốt. 24 tiếng đồng hồ lúc này ngắn lắm.

Những suy nghĩ ùn ùn đổ vào đầu tôi. Tôi có con. Lâu rồi tôi chưa gặp lại ba mẹ tôi. Tôi sẽ làm gì đây trong 24 tiếng đồng hồ cuối cùng của cuộc đời? Tôi chỉ muốn ở bên gia đình mình và nói với người thân rằng tôi yêu họ biết bao.

Sau đó là tôi lo lắng. Con tôi sẽ làm gì khi không còn tôi nấu ăn cho, không còn tôi chở đi đón về, giặt giũ, hay định hướng cho con trở thành người tốt?

Có người nói tôi hoang tưởng quá. Chúa trời đã có kế hoạch cho mỗi người rồi, chúng ta chỉ cần tuân theo sắp xếp đó thôi, Nhưng tôi vẫn muốn mình có sự chuẩn bị.

Chúng ta không biết khi nào thì cuộc đời chúng ta sẽ kết thúc. Thần Chết có thể đến vào một giờ tới khi bạn bước chân ra khỏi nhà một tiếng nữa, hay ngày mai, mà cũng có thể là năm tới, hay trong vài chục năm tới nữa. Chúng ta không biết là khi nào, nhưng chúng ta biết chắc nó sẽ đến.

Chúng ta không muốn chết. Chết sớm và ngoài ý muốn.

Nhưng đó là chuyện khả thi.

Vậy tại sao chúng ta không nên chuẩn bị?

Và chúng ta có thể làm việc đó.

Chúng ta có thể lên kế hoạch cho chi phí cuối cùng, số tiền dùng để chi trả cho đám tang. Chi phí đám tang trung bình khoảng giữa $7,000 và $12,000, trong đó bao gồm chi phí lễ thăm viếng, mai táng, phí dịch vụ, vận chuyển, quan tài, và ướp xác nhưng không bao gồm vị trí ở nghĩa trang, bia mộ, hoặc hoa trang trí đám tang.

Chúng ta có thể lên kế hoạch cho một số tiền tương đối để chi trả cho y tế bởi vì chúng ta có thể nằm trong bệnh viện dài ngày trước khi mất. Ở Việt Nam, gia đình phải chi trả cho người thân các chi phí y tế. Ở Mỹ, gia đình có thể không cần chi trả ngoại trừ người phối ngẫu hoặc con cái đồng ký tên vào giấy tờ trước khi nhập viện hoặc một số ngoại lệ ở các bang khác. Tuy nhiên, nợ y tế vẫn phải được chi trả từ di sản của tôi - tức là tổng tài sản mà tôi sở hữu vào thời điểm tôi mất. Hóa đơn y tế là những món nợ không ai mong muốn mà có thể làm một người phá sản. 

Illustration: Mikyung Lee/ The Guardian

Chúng ta có thể có những khoản nợ khác. Nợ vay học phí Đại học mà chúng ta chưa trả hết. Nợ vay mua nhà cho căn nhà chúng ta đang ở. Khoản vay mua xe cho chiếc xe chúng ta đang lái. Và tất cả những khoản nợ phát sinh trong thời gian chúng ta bắt đầu kinh doanh. Tổng các khoản nợ này đều phải được trả từ di sản của tôi trước khi người thân của tôi có thể được thừa hưởng số tiền còn lại. 

Con của tôi vẫn còn nhỏ. Các con sẽ cần tiền cho quần áo, thức ăn, đồ dùng học tập, chi phí khám chữa bệnh, và các lớp học ngoại khóa. Chồng tôi chỉ có thể yên tâm làm việc để có các chi phí đó khi anh có số tiền  để chi trả cho những dịch vụ mà tôi đem lại khi tôi còn sống như việc lái xe chở con đến trường, trung tâm ngoại khóa, văn phòng bác sĩ và nha sĩ.

Và tôi muốn con của mình có thêm một quỹ cho chi phí học đại học. Tổng chi phí cho một cái bằng học 4 năm sẽ là trên $200,000 vào năm 2030. Các con có thể vay chính phủ nhưng tôi không muốn con phải có một gánh nặng oằn lưng khi vừa mới ra trường, vừa mới bắt đầu cuộc đời của mình.

Tôi mong muốn nhiều lắm. Tôi còn muốn mình có dư một khoản tiền để giúp các con khi con cần trả trước cho chiếc xe hơi đầu tiên hay căn nhà đầu tiên. Tôi muốn mình có mặt khi con cần giúp đỡ nhất.

Bạn có thể cho rằng tôi tham lam. Nhưng là một người mẹ, tôi muốn đem lại cho con điều tốt nhất. Tôi muốn gia đình mình có thời gian hồi phục sau sự mất mát của người mẹ.

Vào thời điểm bạn tôi hỏi câu hỏi trên, tôi không phải là người tạo ra thu nhập trong gia đình. Tôi là người mẹ toàn thời gian và không tạo ra thu nhập, nhưng tôi vẫn có một giá trị kinh tế nhất định. Theo salary.com thì mức lương trung bình một năm của một người mẹ ở nhà chăm con toàn thời gian vào năm 2019 là $178,201. Nếu như tôi mất đi, chồng tôi sẽ cần phải có ít nhất phân nửa số thu nhập đó để chi trả cho các dịch vụ ban ngày để có thể đi làm.

Và tôi càng sốc nặng hơn khi tưởng tượng đến chuyện gì sẽ xảy ra với tôi và các con nếu như chồng tôi không còn ở bên cạnh chúng tôi nữa. Chúng tôi sẽ mất tất cả những gì chúng tôi đang có. Tôi phải giao con mình cho người khác trông giữ để quay lại kiếm việc làm, nhưng tôi sẽ không thể nào cáng đáng nổi mức sống hiện tại mà chồng tôi đang đem lại.

Chồng tôi là người tạo ra thu nhập chính, tương tự đa số gia đình kiểu mẫu ở Mỹ khác.

Vậy giá trị trọn đời của một người tạo ra thu nhập chính là bao nhiêu? Hãy lấy thu nhập và nhân với 30 hoặc 35 năm, hoặc số năm mà người ấy đi làm cả đời.

Chúng ta cần bao nhiêu tiền để có thể thay thế nguồn thu nhập của một gia đình?

Chuyện gì sẽ xảy ra với người còn sống nếu như...

... một chủ doanh nghiệp mất đột ngột?

... một người cha/ mẹ đơn thân mất trong vụ tai nạn xe?

... một bậc cha mẹ có đứa con cần được chăm sóc đặc biệt thì bị tai nạn trên đường đi làm về?


Khi cái chết và thuế là điều chắc chắn, bảo hiểm nhân thọ có thể giúp bạn giải quyết vấn đề của 2 việc này. Khi một người có bảo hiểm nhân thọ mất đi, gia đình của họ sẽ sống dựa vào số tiền mặt được đền từ hợp đồng bảo hiểm, và số tiền này được miễn thuế thu nhập. Gia đình họ sẽ có thời gian để vượt qua nỗi buồn, hồi phục lại cú sốc tâm lý. Họ có tiền để bảo đảm mức sống hiện tại và chuẩn bị cho tương lai.

Nhiều câu hỏi cần được trả lời vào tháng 9 này, vì đây là tháng Nhận thức về Bảo hiểm Nhân thọ. Tài sản bạn càng nhiều thì càng có nhiều câu hỏi cần nêu ra và được trả lời.

Thế nhưng khảo sát cho thấy có 106 triệu người lớn không có bảo hiểm nhân thọ hoặc bảo hiểm không đủ

47% gia đình không có bảo hiểm nhân thọ. Những gia đình này có thể không có gì để sống dựa vào nếu như người tạo ra thu nhập chính mất đi. Họ có thể là một trong những câu chuyện trên trang web Gofundme và có thể có đủ số tiền cho chi phí đám tang. Tuy nhiên, việc gây quỹ từ cộng đồng không giúp họ giữ được căn nhà trên mái đầu nếu như họ không có bảo hiểm nhân thọ ngay từ đầu.


Trước khi kết thúc câu chuyện tháng 9 này, tôi muốn gửi các bạn một lá thư viết gần 100 năm trước bởi Jack J. Leterman, người thành lập đại lý bảo hiểm John Hancock đầu tiên tại bang Virginia.


Nếu như gia đình bạn đã có bảo hiểm nhân thọ, tôi thành thật chúc mừng bạn. Bạn chỉ cần đánh giá hợp đồng mỗi năm và điều chỉnh tùy theo nhu cầu thay đổi liên tục của gia đình bạn.

Nếu như bạn chưa làm gì để bảo vệ gia đình mình, hãy bắt đầu đi. Bảo hiểm nhân thọ bảo vệ gia đình bạn khi bạn có bảo hiểm. Đừng để họ dựa vào lòng thương hại của cộng đồng. 

Bảo vệ Người thương của bạn!

Chúc bạn mùa thu ấm áp!

Ha Le, CRPC™

Milky Way Retirement

P.S: Bạn có thể đăng ký nhận Câu chuyện Mỗi tháng bằng cách bấm vào link đăng ký này. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Survivor benefit is taxed but how much?

 Em gái 34 tuổi, có con gái 4 tuổi. Chồng mất năm 2021. Hiện tại em nhận được $2,166/ tháng cho hai mẹ con từ SSN (2 mẹ con số tiền bằng nha...