You can read this newsletter in English here.
Chào bạn,
Tháng 3 rúng động với sự kiện sụp đổ của ngân hàng SVB, sau đó là các ngân hàng ở châu Âu.
Trước khi ngân hàng Sillicon Valley Bank (SVB) sụp đổ, cũng có 2 ngân hàng khác phá sản là Signature Bank và Silvergate Capital.
Ngân hàng SVB được Forbes đánh giá là một trong những ngân hàng hàng đầu trong nước.
Những gì chúng ta biết khi ngân hàng SVB sụp đổ:
- Các chóp bu của ngân hàng đã bán hàng triệu đô la cổ phiếu vài tuần trước khi ngân hàng sụp đổ.
- Ngân hàng vận hành mà không có người chịu trách nhiệm quản lý rủi ro trong 8 tháng trong khi đây là một trong những môi trường tăng lãi suất nhanh nhất được ghi nhận.
- Hoạt động kinh doanh của ngân hàng chủ yếu tập trung vào các công ty mới được thành lập (start-ups) được tài trợ bởi các nhà đầu tư mạo hiểm, bản thân điều này đã là cực kỳ rủi ro.
Source |
12 tháng trôi qua nhanh chóng và lãi suất hiện nay đã tăng cao, do đó những trái phiếu chính phủ dài hạn có lãi suất thấp mà ngân hàng đã mua trước đây đã bị giảm giá trị.
Câu hỏi đặt ra là làm sao mà một ngân hàng trị giá 200 tỉ đô la lại chỉ vì 42 tỉ đô la tiền rút ra mà bị sụp đổ? Họ giải thích thế nào cho việc thiếu quản lý rủi ro khiếp này?
Điểm mấu chốt khiến họ sụp đổ là do họ quản lý rủi ro kém. Thay vì chỉ mua trái phiếu kho bạc ngắn hạn hoặc gửi chúng vào Cục dự trữ liên bang (Federal Reserve), họ lại đi mua chứng khoán có thu nhập cố định dài hạn.
Việc này gây ra sự chênh lệch giữa tài sản (asset) và nợ (liability) dẫn đến vấn đề thanh khoản (liquidity issues), sau đó là rút tiền hàng loạt (bank run) dẫn đến sự sụp đổ.
Source |
SVB đã thất bại trong việc quản lý rủi ro lãi suất (interest risk) - một rủi ro thường thấy khi đầu tư. Họ bỏ ra $120 tỉ đô la để mua chứng khoán dài hạn với lãi suất thấp, đa số là mortgage-backed securities- chứng khoán được đảm bảo bằng thế chấp. Và loại chứng khoán này có nguy cơ cao về lãi suất. Lãi suất của Fed tăng lên thì giá cả của trái phiếu sẽ giảm.
Đó là các trái phiếu cần được giữ cho đến ngày đáo hạn (held-to-maturity). Và đặc điểm của trái phiếu này là có lãi suất thấp (hầu như là gần đến 0% - mình sẽ giải thích thêm ở dạng Zero coupon bonds), tuy nhiên, nếu bạn giữ được trái phiếu đến ngày đáo hạn, thì giá trị của trái phiếu vẫn có thể bù lỗ. Trong quá trình nắm giữ trái phiếu, nếu lãi suất tăng thì giá trị của trái phiếu sẽ giảm. Nếu lúc này bạn bán ra, thì mức lỗ đã biến thành hiện thực.
Những trái phiếu này đã thấy lỗ vào cuối năm 2022, tức là $91 tỉ đô la trong danh mục đầu tư trái phiếu chỉ có giá trị $76 tỉ đô. Lợi suất (yield) của danh mục đầu tư đó trung bình chỉ là 1.6% so với lợi suất chứng khoán thế chấp hiện tại là khoảng 5%. Khoản lỗ 15 tỉ đô cộng với 1 tỉ đô năm ngoái là 16 tỉ đô này vẫn chỉ là trên giấy tờ, SVB không cần công bố vì các quy tắc kế toán cho phép chứng khoán mà giữ đến ngày đáo hạn được thực hiện hiệu quả với giá gốc. Tuy nhiên, khoản lỗ này tương đương với toàn bộ vốn sở hữu của ngân hàng vào cuối năm 2022.
Khi các trái phiếu gần tới ngày đáo hạn thì khoản lỗ này sẽ biến mất. Thế nhưng, khi khách hàng đổ xô đến rút tiền, ngân hàng không có đủ thanh khoản (liquidity risk) nên bắt buộc phải bán các chứng khoán này. Và khi các khoản lỗ này trở thành hiện thực, lỗ bằng với vốn sở hữu, ngân hàng bị sụp đổ.
Source |
Những bài học rút ra:
- Bạn đã có phương án quản lý rủi ro chưa? Rủi ro lãi suất và rủi ro tính thanh khoản hầu như là thường trực trong các danh mục đầu tư. Trong cuộc sống cũng có nhiều rủi ro khác mà bạn đã cân nhắc chưa?
- Bảo vệ tiền vốn. FDIC chỉ bảo hiểm cho mỗi tài khoản với số tiền là $250,000. Như vậy, nếu bạn có nhiều hơn thì phải rải ra ở nhiều ngân hàng. Bank run là một nguy cơ mà tất cả các ngân hàng đều có thể gặp.
- Tìm hiểu xem ngân hàng đang có các khoản vay gì? Đó có phải là các khoản vay nhiều nguy cơ không. Có một loại chỉ số gọi la Texas Ratio - là thước đo dùng để xác định các vấn đề tín dụng của ngân hàng. Chỉ số lớn hơn 100 là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang có nguy cơ. Chỉ số Texas Ratio của SVB vào tháng 2 vừa qua là 185:1 được nhắc đến trong một newsletter của Bryne Hobart có thể đã kích hoạt nỗi vụ sụp đổ của SVB.
- Tìm một nơi khác để cất tiền mặt và đảm bảo có tính thanh khoản. Khi bạn cần tiền mặt, bạn có thể rút ra được. Các ngân hàng theo quy định là phải có một tỉ lệ tiền mặt bắt buộc tại chỗ, một ngân hàng lớn hơn hoặc một cơ sở của Cục Dự Trữ Liên bang trong khu vực. Tuy nhiên, một số ngân hàng cũng cất tiền mặt thông qua các BOLI- Bank-owned life insurance - tức các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho nhân viên chủ đạo hoặc cấp cao. Bạn cũng có thể học hỏi cách này cho doanh nghiệp hoặc gia đình của mình. Phía dưới là danh sách 20 ngân hàng sử dụng bảo hiểm nhân thọ như là công cụ cho thanh khoản dài hạn. Mình xin nhấn mạnh là dài hạn. Còn ngắn hạn thì vẫn phải dựa vào chính ngân hàng.
Source |
Sự sụp đổ của ngân hàng SVB có khả năng kéo theo các ngân hàng khác không? Nhiều dự đoán cho rằng SVB chỉ phục vụ đối tượng đặc thù mà không phải đa dạng như các ngân hàng khác, do đó, nguy cơ các ngân hàng khác sụp đổ theo SVB là không lớn. Các ngân hàng lớn hiện nay đã tốt hơn so với năm 2008 nhờ vào sự siết chặt của các quy định và các bước đệm vốn. Thêm vào đó, các ngân hàng lớn này còn được lợi hơn nhờ chiếm được thị phần mà SVB đã chiếm giữ trước đó.
Cho đến ngày hôm nay, SVB đã được First Citizen Bank mua lại từ FDIC. Các khách hàng của SVB sẽ tự động trở thành khách hàng của First Citizen Bank này.
Các ngân hàng lớn vẫn vững chãi khi dưới ảnh hưởng của SVB, ngân hàng Thụy Điển Credit Suisse bị đối thủ lâu dài của mình là UBS mua lại.
Hiện nay giới đầu tư vẫn tiếp tục quan sát tình hình của ngân hàng lớn nhất nước Đức Deutsche Bank khi mà cổ phiếu của nó rớt xuống hơn 14%.
Không có khoản đầu tư nào là tuyệt đối an toàn. Do đó, bạn cần xem xét danh mục của mình thường xuyên.
Milky Way Retirement
P/S: Bấm vào đây để Câu chuyện Mỗi tháng được gửi tới hộp thư của bạn mỗi cuối tháng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét